DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Diễn đàn Hóa Học sinh viên Trường Đại Học Trà vinh.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Ngành công nghệ mới : Công nghệ NANO ( Carbon Nanotube )

Go down 
Tác giảThông điệp
langthang
Đại Tướng
Đại Tướng
langthang


Tổng số bài gửi : 173
Join date : 03/12/2010
Đến từ : Miền Đất Chết

Ngành công nghệ mới : Công nghệ NANO ( Carbon Nanotube )  Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngành công nghệ mới : Công nghệ NANO ( Carbon Nanotube )    Ngành công nghệ mới : Công nghệ NANO ( Carbon Nanotube )  EmptyFri Dec 17, 2010 11:34 am

Ngành công nghệ mới : Công nghệ NANO ( Carbon Nanotube )

Nếu Thế kỷ 20 được coi là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin thì Thế kỷ 21 sẽ thuộc về công nghệ nano.

Khoa học thế giới năm 2005 sang trang, cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, là sự ra đời và phát triển của một ngành công nghệ mới, hứa hẹn sẽ lấp đầy mọi nhu cầu trong cuộc sống của chúng ta , đó chính là Công nghệ nano .

Công nghệ nano là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước của các hạt và vật liệu trên quy mô từ 1 đến 100 nanômét (1 nm = 10-9 m).

Nanotechnology là một ngành công nghệ non trẻ, tuy nhiên nó có khả năng sẽ làm thay đổi một cách toàn diện bộ mặt cuộc sống của chúng ta . Vì thế nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm và đặt ra mục tiêu nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ nano, như là một đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cùng các ngành khoa học công nghệ khác, vốn đã phát triển như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học .

Mỗi quốc gia đến với công nghệ nano với nhiều con đường và mục đích khác nhau . Mỹ là một siêu cường quốc vốn đã có vị trí độc tôn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học cùng với các quốc gia khác như Nhật bản và Singapore, vì vậy không phải là điều ngạc nhiên khi chính phủ Mỹ ra sức xây dựng và nghiên cứu, nhằm giữ vững vai trò thủ lĩnh của mình trong lĩnh vực công nghệ nano. 2 trung tâm nghiên cứu công nghệ nano quốc gia được xây dựng, trên dưới một chục các viện sáng kiến được thành lập đã chứng tỏ mối quan tâm của chính phủ Mỹ nói chung cũng như các ngành khoa học, quân sự, giáo dục nói riêng trong nỗ lực làm người tiên phong trên công nghệ nano. Theo sau là các nước liên minh châu Âu, cũng có các chương trình hợp tác chiến lược, xây dựng mạng lưới thông tin để chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm trong việc khai thác các ứng dụng của nano. Mặc dù chưa có những bước tiến rõ rệt trên đường đua nano, nhưng liên minh châu Âu là một đối thủ tầm cỡ với Mỹ cũng như các nước châu Á.

Sức hút của công nghệ nano đã lôi kéo nhiều nước châu Á khác bao gồm Nhật bản, Trung quốc, Ấn độ và cả Israel . Nhật Bản chú trọng đến các dự án đầu tư phục vụ cho nhu cầu xã hội , tuy nhiên chính phủ Nhật bản đã vạch ra một chiến lược phát triển công nghệ nano, với sự góp mặt của nhiều ngành bộ khác nhau . Và đã dẫn đầu thế giới về số vốn đầu tư cho ngành công nghệ này, 1,6 tỷ đô la năm 2003.

Tiếp đến là Trung quốc , một cường quốc kinh tế trẻ, chắc hẳn sẽ không bỏ qua một cơ hội phát triển dựa trên tiềm năng của ngành công nghệ nano này . Trung quốc đã có các trung tâm nghiên cứu quốc gia, cùng các chương trình đào tạo có hệ thống . Mắc dù trên số liệu thông kê, số vốn đầu tư của Trung quốc chỉ bằng 1/3 so với Mỹ, tuy nhiên số lượng nhà nghiên cứu của Trung quốc lại gấp đôi Mỹ, và không quên, mỗi năm đất nước này đào tạo trên 3250.000 kỹ sư . Đây là một lực lượng hùng hậu, phục vụ cho nền công nghiệp, cũng như khoa học, kỹ thuật của Trung Quốc.

Trên bản đồ công nghệ nano châu Á còn phải nhắc đến các quốc gia như Hàn quốc, Đài Loan và Ấn độ . Mặc dù các quốc gia này cũng chỉ trong giai đoạn đầu xây dựng cơ sở vật chất để nghiên cứu vật liệu nano và bước đầu ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, trong một vài năm tới, các quốc gia này cũng tham gia một thị phần không nhỏ trong nền công nghệ nano thế giới.

Một quốc gia khác cần phải nhắc đến trên bản đồ công nghệ nano đó là Israel . Mặc dù nằm trong lòng khối Ả rập, bị nhiều sức ép cả quân sự lẫn chính trị, tuy nhiên quốc gia này vẫn đặt một mục tiêu quan trọng gắn liền với công nghệ nano. Israel sử dụng công nghệ nano để giải quyết cho các vấn đề cấp thiết, mang tính chất quốc gia như nước và năng lượng. Nếu như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc có tham vọng làm chủ công nghệ Nano, thì Israel lại lợi dụng công nghệ nano để giải quyết các vấn đề sống còn của đất nước .

Bức tranh đầu tư công nghệ nano thế giới sẽ thay đổi từng ngày, và chúng ta hy vọng, một ngày nào đó trên bản đồ đầu tư và phân bố công nghệ nano, sẽ có tên đất nước Việt Nam của chúng ta.

Nguyễn Thanh Phong
Về Đầu Trang Go down
 
Ngành công nghệ mới : Công nghệ NANO ( Carbon Nanotube )
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ADN - “chìa khoá” tạo ra các vật liệu công nghệ nano tương lai
» Lọc nước sạch nhờ công nghệ nano
» Tiềm năng của khoa học Công Nghệ Nano
» Khoa học và công nghệ nano: trong một thế giới cực nhỏ
» Cuộc tranh luận về công nghệ nano

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH :: NANO CHEMISTRY-
Chuyển đến