DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Diễn đàn Hóa Học sinh viên Trường Đại Học Trà vinh.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Khoa học và ngụy khoa học

Go down 
Tác giảThông điệp
langthang
Đại Tướng
Đại Tướng
langthang


Tổng số bài gửi : 173
Join date : 03/12/2010
Đến từ : Miền Đất Chết

Khoa học và ngụy khoa học Empty
Bài gửiTiêu đề: Khoa học và ngụy khoa học   Khoa học và ngụy khoa học EmptySat Dec 04, 2010 2:02 am

Khoa học và ngụy khoa học:
Một vài đặc điểm và khác biệt cần biết

Việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào mục tiêu cải thiện cuộc sống của con người có một lịch sử lâu dài. Dấu vết của ứng dụng khoa học trong đời sống con người có thể tìm thấy trong nền văn minh Lưỡng hà, tức khoảng 4500 năm trước đây, khi mà người Sumerian sáng tạo ra chữ viết, toán học, lịch, và thiên văn học để cải tiến nông nghiệp, chính trị, và tôn giáo. Tuy nhiên việc ứng dụng phương pháp khoa học vào đời sống con người chỉ thực sự phát triển mạnh kể từ thế kỷ 14 trở đi. Có thể gọi đó là một thời kỳ cách mạng khoa học. Nói "cách mạng" cũng không ngoa, bởi vì các tư tưởng khoa học đã giải phóng con người khỏi những tăm tối (Dark Age), ở thời kỳ mà các ý thức hệ tôn giáo mộng mị thống trị niềm tin của con người qua hàng ngàn năm. Cho đến nay, ai cũng phải công nhận rằng chính khoa học xây dựng nên thế giới hiện đại. Khoa học cho chúng ta xe ô-tô, xe tăng, máy bay, điện lực, điện thoại, máy điện toán (computers), liên mạng (internet), v.v.. Khoa học giúp cho con người du hành vào mặt trăng. Khoa học góp phần làm tăng tuổi thọ của con người và con người sống lâu gấp hai lần so với 150 năm trước đây. Danh sách này có thể còn dài, nhưng thiết tưởng những lợi ích của khoa học như thế cũng đủ để thấy sự đóng góp của khoa học vào xã hội cực kỳ to lớn, và nó là một bộ phận không thiếu được trong xã hội hiện đại.

Trong những năm gần đây người ta thấy những thông tin liên quan đến khoa học (hay với danh nghĩa khoa học) và y khoa nói riêng xuất hiện trên báo chí và hệ thống truyền thông đại chúng với một tần số cao chưa bao giờ thấy trước đó. Hầu như hàng ngày, công chúng được cung cấp hàng chục bản tin về một khám phá mới nhất, hay một phát hiện có tầm cỡ, hay một thuật chữa trị tân tiến, hay một con số làm sửng sốt đến cả những người thờ ơ với khoa học. Nhiều khi, các bản tin được truyền đi với vài thay đổi về những chi tiết nhỏ, hay thậm chí những chi tiết mang tính đối nghịch nhau. Những mâu thuẫn như thế tăng theo cấp số nhân và cường độ xuất hiện của những bản tin như thế cao đến nổi người ta khó mà phân biệt được đâu là thật và đâu là giả. Nhiều khi người ta chỉ xuôi tay theo một võ đoán. Vì thế sự dồi dào của thông tin trên hình thức thực ra có thể lại là một sự nghèo nàn thông tin về bản chất.

Những loại thông tin sai lạc, huyễn hoặc đã và đang xâm chiếm vào xã hội, và có cơ may biến thành một loại "tôn giáo" mới, và chúng có thể làm cho người ta lẫn lộn giữa sự thật và hoang đường, giữa thực tế và mộng mị, giữa cái khả dĩ và cái không tưởng. Thực vậy, từ tôn giáo, thần thoại, dị đoan, chủ nghĩa thần bí, những niềm tin về Thời đại Mới (New Age), đến những tin tưởng vô lí đã và đang có mặt trong mọi thành phần xã hội. Có người sẽ nghĩ là những chuyện như thế là thuộc về thời Trung cổ, nhưng những con số thống kê gần đây cho thấy, những niềm tin phi khoa học như thế đang phát triển mạnh trong thế kỷ 20 và có thể cả thế kỷ 21. Một cuộc thăm dò ý kiến trong 1236 người Mỹ do hãng Gallup tổ chức năm 1990 cho thấy: 52% người tin vào thuật chiêm tinh, 46% tin vào tri giác ngoại cảm (ESP), 22% tin rằng có người từ một hành tinh khác ghé thăm trái đất, 42% tin rằng con người có thể liên lạc với người chết, 35% người tin rằng có quỉ, và 67% có kinh nghiệm siêu linh.

Một mẫu số chung của những thông tin loại này là những người sản sinh ra chúng thường hay dựa, hay nhân danh, vào hai chữ "khoa học". Hai chữ "khoa học" thường nhận được nhiều sự kính mến trong công chúng. Ngay cả những người dù không am hiểu nhiều về khoa học cũng thấy có một cái gì đó đặc biệt trong khoa học và phương pháp khoa học. Chỉ cần đặt hai chữ "khoa học" vào trước một lời phát biểu hay một lí lẽ là người ta cảm nhận ngay rằng đây là những phát biểu hay lí lẽ có thể tin cậy được. Một quảng cáo về một sản phẩm nào đó cho rằng đã được kiểm chứng bằng khoa học và cho thấy sản phẩm này tốt hơn các sản phẩm đang bày bán. Điều này ám chỉ rằng quảng cáo này đáng tin cậy, không còn bàn cãi gì thêm cả. Gần đây, một quảng cáo khác cho rằng các nhà khoa học tin tưởng rằng những gì viết trong Kinh Thánh là sự thật! Điều này hàm ý cho rằng nhà khoa học có uy tín và thẩm quyền trong việc thẩm định giá trị của Kinh Thánh.

Vấn đề được đặt ra là những câu hỏi tại sao: tại sao lại có những mâu thuẫn trong các thông tin liên quan đến khoa học; tại sao người ta lại tin vào những điều càn rỡ, quái đảng, phi lí; tại sao người ta lại tin vào những lí lẽ mà tên gọi của chúng thường được nhét vào hai chữ khoa học đằng trước? Trả lời những câu hỏi này không phải là một việc dễ dàng, vì có nhiều nguyên nhân cho hiện tượng trên. Nhưng một trong những nguyên nhân đó là sự lạm dụng khoa học, và nhất là tình trạng lẫn lộn giữa khoa học (science) và ngụy khoa học (pseudoscience). Đến đây thì câu hỏi được đặt ra: thế nào là khoa học và thế nào là ngụy khoa học?
Về Đầu Trang Go down
 
Khoa học và ngụy khoa học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Khoa học và ngụy khoa học-p3
» Khoa học và ngụy khoa học-p4
» Khoa học và ngụy khoa học-p2
» Khi các nhà khoa học gật đầu và mỉm cười
» Phương pháp trình bày bài báo khoa học (PII)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH :: OTHERS-
Chuyển đến