DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Diễn đàn Hóa Học sinh viên Trường Đại Học Trà vinh.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tư duy đồng thuận !

Go down 
Tác giảThông điệp
shymart
Lính Mới
Lính Mới



Tổng số bài gửi : 4
Join date : 09/09/2011

Tư duy đồng thuận ! Empty
Bài gửiTiêu đề: Tư duy đồng thuận !   Tư duy đồng thuận ! EmptyFri Sep 09, 2011 9:15 pm

Một chiếc máy vi tính với cấu hình mạnh mẽ nhưng nếu không kết hợp với các phần mềm thì nó khó lòng trở thành chiếc máy hoàn hảo! Chúng ta cũng thế, một người với ngoại hình khá, học vấn giỏi, có tài… nhưng không có được những kỹ năng mềm thì khó đạt được thành công!
Vậy kỹ năng mềm là gì! Sao nó lại có sức ảnh hưởng to lớn đến thế!
Chắc chắn các bạn đều hiểu! Nhưng không phải ai cũng có thể vận dụng chúng hoàn hảo! Có người sinh ra đã có bản năng này, có người phải học và một số hoàn toàn không quan tâm.
Shymart rất mong muốn chia sẽ những gì đã được học với các bạn! Rất mong các bạn – Đặc biệt là những sinh viên còn bỡ ngỡ khi bước chân vào trường Đại học – sẽ có được những kiến thức hay cho bản thân! Nhằm góp phần hoàn thiện bản thân trên con đường hướng đến lý tưởng của mình!
Chắc hẳn rằng trong mỗi chúng ta, ai ai cũng đều được học qua một câu chuyện rất buồn cười, đó là “Thầy bói xem voi”. Thiết nghĩ rằng các bạn đều hiểu nội dung của câu chuyện này nhưng các bạn có nắm bắt được hết ý nghĩa của câu chuyện đối với cuộc sống hay không!
Câu chuyện này rất xưa nhưng dạy chúng ta một lối tư duy hiện đại mà không mấy ai biết đến! Lối tư duy này giúp các bạn rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Thực tế, bộ não chúng ta không thể nào có được sự nhạy cảm tốt với mọi việc cùng lúc. Chúng ta thường xử lý vấn đề một cách lộn xộn và ôm đồm, điều đó gây trở ngại trong việc tư duy của mình. Cùng một lúc, những luồng cảm xúc, những thông tin, những trật tự logic, kỳ vọng và sự sáng tạo làm chúng ta bối rối, giống như một diễn viên tung hứng với nhiều quả bóng.
Nhưng trong bài học này, các bạn sẽ hiểu được lối tư duy đơn giản hơn và hiệu quả đem lại rất cao. Đó là chúng ta sẽ xem xét vấn đề theo từng khía cạnh: tình cảm, trật tự logic, thông tin, sự sáng tạo…
Chắc hẳn các bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề tranh luận trong cuộc sống, các cuộc họp, các cuộc hội thảo, thương thuyết…và có một lối tư duy mà chúng ta thường hay bắt gặp là “Tư duy biện chứng & tranh luận”. Điều đó là đương nhiên, vì từ khi còn ngồi ghế nhà trường, chúng ta đã được dạy theo lối tư duy này!
Lối tư duy tranh luận này sẽ phát huy hiệu quả nếu có một người cầm trịch vững vàng, đây là lối tư duy không có gì sai, tuy nhiên, nó không đem lại hiệu quả.
Từ những việc đã xảy ra, chúng ta tạo ra những tình huống chuẩn mực. Và khi có tình huống mới xảy ra, chúng ta xếp chúng vào một loại chuẩn nào đó và kèm theo hướng giải quyết có sẵn. Một hệ thống tư duy như vậy sẽ phát huy tác dụng trong một thế giới ổn định bởi lúc đó sự việc sẽ mang tính lặp đi lặp lại. Nhưng trong một thế giới thay đổi, sự việc hiếm khi xảy ra như trước.
Nhiều người thích sự tranh luận, vì thông qua các cuộc tranh luận họ chứng tỏ được sự thông thái của mình. Họ đánh bại các đối thủ và giành thắng lợi trong các cuộc tranh luận. Thực chất, đó là nhu cầu khẳng định bản thân, chứ không phải là lối tư duy mang tính xây dựng. Lối tư duy này thường gây ra các mâu thuẫn, mà điều này chúng ta lại không mong muốn!
Vậy làm sao để chúng ta không gây ra các mâu thuẫn trong các cuộc họp hay trong quá trình tư duy của bản thân! Chúng ta cần có một lối tư duy hoàn thiện hơn trong thế giới luôn luôn biến động này!
Giống như những thầy bói xem voi, mỗi người quan sát một khía cạnh của sự việc sau đó tranh luận với nhau, cuối cùng mâu thuẫn gay gắt! Nếu các bạn có thể cùng nhau đi xung quanh “chú voi” và lần lượt xem hết từng khía cạnh của sự việc thì lúc này chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan hơn. Chúng ta sẽ có một khái niệm mới: “Tư duy đồng thuận”.
Có một ngôi nhà và 4 người, mỗi người quan sát một hướng của căn nhà. Cả 4 người đều có cái nhìn ở mỗi hướng khác nhau nhưng ai ai cũng cho nhận xét về căn nhà của mình là đúng. Khi áp dụng tư duy đồng thuận, thì cả 4 người cùng đi xung quanh căn nhà, khi đó, mỗi người sẽ có cùng cái nhìn về căn nhà tại cùng một vị trí quan sát.
Như vậy, kiểu tư duy đồng thuận nghĩa là tại bất kỳ thời điểm nào, mọi người đều nhìn vấn đề theo cùng một hướng!
Nếu theo kiểu tư duy truyền thống, khi hai người bất đồng quan điểm, họ sẽ tranh luận để phân đúng, sai. Theo kiểu tư duy đồng thuận, cả hai ý kiến trái ngược nhau sẽ cùng được đưa ra xem xét. Và nếu cần thiết phải đưa ra lựa chọn, họ sẽ quyết định sau khi đã bàn bạc. Và nếu không thể lựa chọn 1 trong 2 phương án, họ sẽ chọn cách giải quyết dựa trên quan điểm tổng hợp của cả 2 người.
Như thế, phương thức tư duy này luôn mở rộng con đường đi phía trước!

Nền tảng của phương thức tư duy đồng thuận là vào bất cứ thời điểm nào, mọi người đều nhìn vấn đề ở cùng một hướng. Nhưng hướng này có thể thay đổi. Vì vậy, chúng ta cần có những hướng tiêu chuẩn để mọi người cùng nhau xem xét.
Ở đây những chiếc mũ với các màu sắc khác nhau sẽ được chọn để biểu thị kiểu tư duy. Tư duy đồng thuận hay còn được gọi là tư duy 6 chiếc mũ. Đây chỉ là những chiếc mũ của trí tưởng tượng thôi bạn nhé! Với các màu sắc tương ứng bao gồm:
- Chiếc mũ màu trắng: Biểu thị cho thông tin, khi đó mọi người sử dụng thông tin để xem xét tình huống hay đưa ra những thông tin cần thiết, đặt câu hỏi và xem xét vấn đề.
- Chiếc mũ màu đỏ: Biểu thị trực giác, cảm giác và cảm xúc để xem xét tình huống. Lúc này mọi người có thể bày tỏ quan điểm cá nhân của mình để xem xét tình huống nhưng chỉ dựa trên các xúc cảm!
- Chiếc mũ màu đen: Biểu thị sự thận trọng, các khó khăn. Đây là chiếc mũ đặc biệt! Đừng vì nó màu đen mà các bạn tránh xa và không áp dụng nó nhé, kiểu tư duy này có giá trị nhất và được áp dụng rộng rãi nhất. Kiểu tư duy này chỉ ra các khó khăn, nguy hiểm và các hiểm họa tiềm tàng của sự việc, giúp bạn tránh những nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng.
- Chiếc mũ màu vàng: Biểu thị sự cân nhắc đến lợi ích, giá trị và những mặt tích cực. Chiếc mũ này giúp cho chúng ta có nhìn lạc quan hơn về sự việc.
- Chiếc mũ màu xanh lá cây: Biểu thị cho sự sáng tạo, các ý tưởng mới cho sự việc.
- Chiếc mũ màu xanh da trời: Biểu thị việc hệ thống và kiểm soát quá trình tư duy và việc áp dụng.
Mỗi màu sắc có một mối liên hệ đối với mỗi chiếc mũ. Khi bạn nhớ được màu mũ bạn sẽ nhớ được những chức năng cửa chúng.
Bạn nên nhớ chiếc mũ theo từng đôi:
- Màu trắng và màu đỏ
- Màu đen và màu vàng
- Màu xanh lá cây và màu xanh da trời
Trong thực tế, chức năng của mỗi chiếc mũ sẽ được biểu thị thông qua việc nêu lên màu sắc. Điều này đem lại nhiều thuận lợi. Chẳng hạn, thay vì làm cho ai đó ngại ngùng khi bạn hỏi thẳng rằng bạn muốn biết cảm xúc của người đó, bạn chỉ việc yêu cầu người đó đội chiếc mũ đỏ, hoặc khi bạn muốn yêu cầu ai hãy tạm gác những cân nhắc cẩn trọng, bạn bảo họ hãy thôi đội chiếc mũ đen.
Tại Nhật Bản, phê phán những gì cấp trên nói được coi là một việc khiếm nhã. Nhưng nhờ có những chiếc mũ, bạn không phải ngại ngùng khi đóng góp ý kiến phê phán.
Chẳng hạn bạn nói: "Thưa ngài Shinto, tôi thấy chúng ta nên đội chiếc mũ đen".
Kẻ thù lớn nhất của tư duy chính là sự phức tạp, điều này sẽ dẫn đến sự hỗn độn. Khi tư duy là rõ ràng và đơn giản, nó trở thành thú vị và hiệu quả hơn. Khái niệm sáu chiếc mũ tư duy rất đơn giản dễ hiểu.
Khái niệm tư duy sáu chiếc mũ có hai mục đích. Mục đích đầu tiên là đơn giản hoá tư duy bằng cách cho phép người nghĩ chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm. Thay vì quan tâm đến tất cả tình cảm, sự lôgíc, thông tin, hy vọng và sự sáng tạo cùng một lúc, người nghĩ có thể xem xét chung một cách tách biệt. Thay vì sử dụng lôgíc để biện hộ cho những tình cảm còn kìm nén chưa được bộc lộ, người nghĩ có thể công khai nêu ra tình cảm của mình và chẳng cần phải chứng minh tại sao họ lại nghĩ như vậy. Chiếc mũ đen được sử dụng sau đó để xem xét với khía cạnh lôgíc.
Mục đích chính thứ hai của khái niệm sáu chiếc mũ tư duy là cho phép một sự chuyển dịch trong tư duy. Nếu một người trong cuộc họp cứ khăng khăng chỉ trích mọi việc, mọi người có thể yêu cầu người đó phải ngừng sử dụng chiếc mũ đen. Đây là dấu hiệu để nói cho người đó biết rằng anh ta có lối suy nghĩ quá tiêu cực. Người này có thể được yêu cầu sử dụng chiếc mũ vàng tư duy. Đó là dấu hiệu đòi hỏi anh ta phải suy nghĩ tích cực. Bằng cách này, sáu chiếc mũ tư duy cung cấp một cách diễn đạt xác định mà không vị phản đối. Điều quan trọng nhất của cách diễn đạt này là nó không ảnh hưởng đến bản ngã hay cái tôi của mỗi người. Bằng cách chuyển đổi nó như sự chuyển đổi của một trò chơi, khái niệm những chiếc mũ có thể yêu cầu một chiếc mũ tư duy cụ thể. Những chiếc mũ trở thành ký hiệu hướng dẫn.
Về Đầu Trang Go down
http://shymart.blogspot.com/
 
Tư duy đồng thuận !
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Xin nhờ đóng góp ý kiến
» Cách đặt câu hỏi hiệu quả nơi đông người
» Đánh giá tác động của pin mặt trời hữu cơ
» Làm sao TV LCD lại hoạt động được
» Trà Vinh! Ô nhiễm! Hãy hành động!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH :: SOFT SKILL-
Chuyển đến