DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Diễn đàn Hóa Học sinh viên Trường Đại Học Trà vinh.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Khoa học và ngụy khoa học-p2

Go down 
Tác giảThông điệp
langthang
Đại Tướng
Đại Tướng
langthang


Tổng số bài gửi : 173
Join date : 03/12/2010
Đến từ : Miền Đất Chết

Khoa học và ngụy khoa học-p2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Khoa học và ngụy khoa học-p2   Khoa học và ngụy khoa học-p2 EmptySat Dec 04, 2010 2:04 am

Khoa học và ngụy khoa học-p2
Nói một cách ngắn gọn, khoa học là tập hợp những phương pháp trí tuệ và phương pháp thực tiễn dùng để diễn tả và giải thích những hiện tượng quan sát được hay suy đoán được, trong quá khứ hay hiện tại, nhằm xây dựng một hệ thống tri thức mà chúng ta có thể bác bỏ hay xác nhận được. Khoa học là một phương pháp suy nghĩ và hành động nhằm vào mục đích hiểu và cảm nhận được thế giới chung quanh một cách trực tiếp hay gián tiếp, quá khứ hay hiện tại. Những phương pháp trí tuệ bao gồm linh cảm, ước đoán, tư tưởng, giả thuyết, lí thuyết, và mô hình. Những phương pháp thực tiễn bao gồm bối cảnh của nghiên cứu, thu thập dữ kiện, hệ thống hóa dữ kiện, cộng tác cùng đồng nghiệp, thí nghiệm, tìm tòi và khám phá, phân tích thống kê, viết báo cáo khoa học, trình bày trong các hội nghị khoa học, và công bố kết quả nghiên cứu.

Khoa học dựa vào sự thật (facts). Những sự thật phải được quan sát hay thu thập bằng những phương pháp khách quan. Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy, có thể nghe, có thể sờ được, chứ không dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay suy luận theo cảm tính. Điều quan trọng và cần thiết trong khoa học là không chỉ sự thật, mà là sự thật có liên quan đến vấn đề đang được điều tra. Những sự thật này phải được thu thập (i) có tổ chức, trực tiếp, và khách quan; (ii) độc lập với lí thuyết; và (iii) một cách tin cậy để làm nền tảng cho suy luận.

Tuy nhiên, cũng như mọi hiện tượng khác, phát triển của khoa học thường phải đi đôi với một phong trào khoa học giả tạo, hay ngụy khoa học. Ngụy khoa học cũng giống như ngụy biện, tức là những phát biểu của ngụy khoa học thường là những lí lẽ mà bề ngoài xem ra có vẻ đúng, hợp lí, nhưng sự thật là sai, để rút ra những kết luận xuyên tạc sự thật.

Thực ra, đối với giới chuyên môn và khoa bảng, họ không quan tâm đến ngụy khoa học vì họ cho đó là những trò chơi giải trí, và họ xem những người làm việc theo ngụy khoa học là những diễn viên múa rối lố bịch có chức năng chính là đóng hài kịch cho xã hội mua vui. Nhưng thiết tưởng đó là một thái độ thụ động, và hậu quả có thể rất xấu, vì ngụy khoa học có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm. Trong quá khứ, ngụy khoa học đã từng xâm nhập vào chính trị và gây ra nhiều cuộc tàn sát đẩm máu (như trong thời Hitler và thuyết siêu chủng tộc). Ngụy khoa học còn có thể xâm nhập vào học đường và có thể làm băng hoại con em chúng ta. Ngụy khoa học, vì tính đơn giản của nó, còn làm cho chúng ta trở nên nô lệ với những cái tầm thường.

Vì thế một trong những kỹ năng của một công dân trong xã hội dân chủ hiện đại là cần phải phân biệt đâu là những giá trị thuộc về khoa học và đâu là những giá trị thuộc phạm trù ngụy khoa học. Vả lại, một công chúng hiểu biết khoa học và công nghệ, cùng với những hạn chế và ý nghĩa của khoa học, sẽ là một lực lượng hùng hậu để bẻ gẫy những ngụy biện của giới ngụy khoa học. Nhưng làm thế nào để phân biệt được khoa học với ngụy khoa học? Việc trước tiên là chúng ta phải định nghĩa thế nào là khoa học chân chính (mà trong bài viết này sẽ đề cập là "khoa học"). Trong quá khứ đã có quá nhiều học giả viết và tranh luận về một truyền thống văn hóa mà người ta gọi là khoa học. Những tác giả lừng danh như Eddington, Popper, Kuhn, Cohen, Losee, Woolgar ... đã từng viết nhiều về lịch sử và đặc tính của khoa học. Ở đây, người viết bài này không muốn lập lại những điều đã có trong sách giáo khoa, mà chỉ muốn đưa ra một vài đặc tính mà ai cũng có thể nhận thấy được thế nào là khoa học và thế nào là ngụy khoa học.

Nhận dạng là phương cách xác thực nhất để phân biệt khoa học với nguỵ khoa học, nhận dạng càng nhiều càng tốt, những gì thực và đối chiếu với những gì giả tạo. Khi người phát biểu nói "biết khoa học", điều này không có nghĩa là người đó chỉ biết những dữ kiện khoa học (ví dụ như khoảng cách giữa trái đất và mặt trời, tuổi của trái đất, phân biệt giữa loài động vật có vú và loài bò sát, v.v.), mà phải biết về bản chất của khoa học, tức là những tiêu chuẩn về bằng chứng, kế hoạch tiến hành một thí nghiệm có ý nghĩa, xem xét và cân nhắc những tình huống khác nhau, việc thử nghiệm giả thuyết, củng cố hay đề ra một lí thuyết, v.v. Nói tóm lại là biết những khía cạnh về phương pháp khoa học mà các nhà khoa học dùng chúng để rút ra những kết luận chính xác, đáng tin cậy, và có ý nghĩa về những hiện tượng chung quanh chúng ta.

Do đó, cần phải xem xét những dấu ấn của ngụy khoa học. Sự vá lấp những sự thật bằng những điều huyễn hoặc và vô duyên là những điều rất dễ dàng nhận dạng. Trong quá khứ, đã có nhiều người viết về những đặc tính của ngụy khoa học để cảnh báo học sinh và sinh viên, nhưng thiết tưởng trong các tác giả đó, Tiến sĩ Rory Coker, giáo sư Vật lí thuộc Trường Đại học Texas (Austin), là một trong những người đã làm một cách đầy đủ nhất. Trong một bài viết ngắn, "Distinguishing science and pseudoscience", Giáo sư Coker đã thống kê những đặc điểm của ngụy khoa học một cách xúc tích nhưng dễ hiểu. Bài viết này, một phần lớn, dựa vào những ý của Giáo sư Coker, nhưng thêm vào đó là những nhận thức riêng của người viết qua kinh nghiệm cá nhân.
Về Đầu Trang Go down
 
Khoa học và ngụy khoa học-p2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Khoa học và ngụy khoa học
» Khoa học và ngụy khoa học-p3
» Khoa học và ngụy khoa học-p4
» Khi các nhà khoa học gật đầu và mỉm cười
» Phương pháp trình bày bài báo khoa học (PII)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH :: OTHERS-
Chuyển đến