DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Diễn đàn Hóa Học sinh viên Trường Đại Học Trà vinh.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Làm sao TV LCD lại hoạt động được

Go down 
Tác giảThông điệp
langthang
Đại Tướng
Đại Tướng
langthang


Tổng số bài gửi : 173
Join date : 03/12/2010
Đến từ : Miền Đất Chết

Làm sao TV LCD lại hoạt động được Empty
Bài gửiTiêu đề: Làm sao TV LCD lại hoạt động được   Làm sao TV LCD lại hoạt động được EmptySat Dec 04, 2010 9:19 am

Làm sao TV LCD lại hoạt động được
TV màn hình tinh thể lỏng

Hiện nay, trên thế giới đang có khoảng 1,5 tỉ chiếc TV được sử dụng - nghĩa là trên hành tinh này cứ 4 người lại có một TV. Những chiếc TV màn hình tinh thể lỏng (LCD TV) là loại vô tuyến truyền hình phẳng nhất, cho hình ảnh sáng nhất, chân thật nhất và cũng là phương tiện thông tin tiết kiệm nhiên liệu nhất.


Những ô vuông mang màu sắc cực nhỏ này được gọi là các điểm ảnh (pixel), chúng là những phần tử cấu thành hình ảnh trên màn hình TV. LCD là từ viết tắt của Liquid-Crystal Display, hiển thị tinh thể lỏng. Đây là công nghệ đang được sử dụng rộng rãi trong vô tuyến truyền hình khoảng 5 năm trở lại đây. Công nghệ LCD còn được ứng dụng với màn hình máy vi tính, điện thoại di động và các thiết bị số khác.

Các tinh thể lỏng điều khiển các điểm ảnh màu như thế nào?

1.Màn hình được phủ một lớp ánh sáng trắng từ ánh sáng nền

2.Hệ thống lọc sẽ chỉ cho phép các tia sáng trắng có chiều thẳng đứng đi qua

3.Lớp tinh thể lỏng

4.Dòng điện sẽ làm cho các tinh thể này liên kết và xoắn lại với nhau hoặc phân tách ra

5.Các tinh thể liên kết với nhau sẽ làm các tia sáng đi qua lớp lọc bị biến đổi

6.Lớp lọc màu sẽ biến ánh sáng trắng thành ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương

7.Lớp lọc thứ ba sẽ cho phép các tia sáng theo chiều nằm ngang và đã được biến đổi đi qua

8.Ánh sáng chiếu qua màn hình gương sẽ trình diễn những điểm ảnh phụ nhỏ. Và cứ 3 điểm ảnh phụ sẽ hình thành nên 1 điểm ảnh hoàn chỉnh

9.Các điểm ảnh phụ sẽ bị tối nếu như ánh sáng không tới được gương

10.Mắt người sẽ nhìn thấy được sự kết hợp phức tạp của các tia sáng và tạo thành các màu khác nhau


Một màn hình LCD được cấu thành bởi hàng triệu các ô vuông cực nhỏ mà chúng ta gọi là các điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh đó bao gồm 3 điểm ảnh phụ mang 3 màu: đỏ, xanh dương và xanh lục. Mỗi điểm ảnh phụ được điều khiển bởi một nhóm tinh thể lỏng cực nhỏ nằm đằng sau nó. Các mạch điện bên trong TV làm nhiệm vụ bật hay tắt cho các điểm ảnh để tạo nên hình ảnh cuối cùng. Sự hoạt động của các tinh thể lỏng xảy ra cả trong điều kiện lỏng và rắn. Trong điều kiện rắn, các phân tử giữ nguyên tại vị trí của chúng. Nhưng trong điều kiện lỏng, chúng có thể di chuyển tự do. Khi dòng điện đi qua các tinh thể, các phân tử sẽ xoắn lại với nhau hoặc tách rời nhưng vẫn giữ nguyên vị trí của chúng. Sự xoắn lại của chúng được điều khiển một cách chính xác bằng cách tăng giảm lượng điện đi qua. Và đây chính là phương thức hoàn hảo để làm chủ và điều khiển các điểm ảnh của một TV LCD.

Nhà thực vật học người Áo Friedrich Reinitzer đã phát hiện ra các tinh thể lỏng vào năm 1888. Còn màn hình LCD đầu tiên được sử dụng vào đầu những năm 70, ứng dụng trong máy tính điện tử và quan sát phân tử.

Hiển thị tinh thể lỏng trong tương lai có thể được lắp đặt trong cửa sổ để thay thế cho rèm cửa. Trong trường hợp cần thiết, chúng sẽ giúp "khoá" ánh sáng từ bên ngoài một cách hiệu quả, để căn phòng hoàn toàn tối.

Phối hợp ánh sáng

Bằng cách trộn ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương với nhau, chúng ta có thể tạo nên bất cứ loại màu sắc nào. Đỏ và xanh dương trộn với nhau sẽ tạo nên một màu tía sáng hơn gọi là magenta. Xanh dương và xanh lục có thể tạo nên một màu xanh dương sáng hơn có tên cyan. Màu vàng là sự kết hợp giữa đỏ và xanh lục. Khi cả ba màu kết hợp với nhau, người ta có ánh sáng trắng hoặc màu xám (tuỳ thuộc vào độ sáng của chúng). Màu đen sẽ được tạo nên nếu không có ánh sáng đi qua.

Trộn ba màu xanh lục, xanh dương và đỏ.
Về Đầu Trang Go down
 
Làm sao TV LCD lại hoạt động được
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» cac phan mem hot nhat hien nay!
» Sách về polymer linh hoạt
» Pin mặt trời sử dụng panen silic đa tinh thể đạt được hiệu suất 17%
» Xin nhờ đóng góp ý kiến
» Tư duy đồng thuận !

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN HÓA HỌC _ ĐẠI HỌC TRÀ VINH :: ORGANIC AND PRINTED ELECTRONIC-
Chuyển đến